Bản đồ Thành Phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng – Quy hoạch – Tổng quan

Chia sẻ tin này:

Sóc Trăng là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Thông tin tổng quan:

Vùng: Đồng bằng sông Cửu Long
Thành lập: 2007
Diện tích: 76,15 km²
Dân số: 137.305 người (2019)
Mật độ: 1.803 người/km²
Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer…
Biển số: 83-P1-P2-P3-P4-X1
Website: ubndtp.soctrang.gov.vn

 

1. Lịch sử hình thành thành phố Sóc Trăng

1.1. Thời Pháp thuộc

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

1.2. Giai đoạn 1956-1975

– Việt Nam Cộng hòa

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Sau năm 1956, các làng gọi là xã.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng trước đó. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng, do nằm trong địa bàn xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau đó là quận Mỹ Xuyên).

Năm 1970, xã Khánh Hưng có diện tích 46,3 km², dân số 64.433 người.

Đến năm 1972, xã Khánh Hưng có dân số 70.113 người, bao gồm 18 ấp trực thuộc: Khánh Bình, Khánh Thành, Khánh Bạch, Khánh Vĩnh, Khánh Diệu, Khánh Tâm, Khánh Hùng, Khánh Hòa, Khánh Quang, Khánh Sơn, Nhà Việc, Giồng, Chông Chát, Kho Dầu, Sung Đinh 1, Sung Đinh 2, Kênh Sáng, Tự Do.

– Chính quyền Cách mạng

Tháng 2 năm 1950, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập đơn vị hành chính thị xã Sóc Trăng.

Ngày 6 tháng 11 năm 1953, Tỉnh ủy Sóc Trăng phân chia lại ranh giới thị xã Sóc Trăng như sau:

  • Đường xuyên tâm thị xã bắt đầu từ Nhị tỷ Tiểu (đường Nhà thờ) đến Sân bay Sóc Trăng
  • Từ trung tâm ra tới Cầu Đen (Lộ Đông Dương)
  • Từ trung tâm ra đến Ngã Ba Ông Quần (ngang với bến xe Cần Thơ cũ)
  • Từ trung tâm ra đến Cầu Xéo (đường đi Long Phú) nay là đường Phạm Hùng
  • Từ trung tâm ra đến Xóm Rẫy (đường đi Bãi Xâu dưới)
  • Từ trung tâm ra đến Nhị tỷ Quảng Đông (đường đi Bãi Xâu trên).

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, chính quyền Cách mạng cũng thành lập và duy trì tên gọi thị xã Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng trong suốt giai đoạn 1956-1976. Địa bàn thị xã Sóc Trăng khi đó tương ứng với xã Khánh Hưng thuộc quận Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 2 năm 1961, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết phân chia hành chính thị xã Sóc Trăng như sau:

  • Sáp nhập xã Tân Thạnh (Long Phú) và xã An Ninh (Châu Thành) về thị xã Sóc Trăng quản lý
  • Xã Khánh Hưng được chia thành 2 khu:
    • Khu nội ô gồm các ấp: Khánh Tâm 1, Khánh Tâm 2, Khánh Hùng, Khánh Diệu 1, Khánh Diệu 2, Khánh Quang, Khánh Thành, Khánh Sơn, Khánh Bạch.
    • Khu ngoại ô gồm: Lền Kia, Kho Dầu, Kinh Xáng.
  • Xã Chung Đôn gồm các ấp: Đô, Chùa, Sinh Tang Lớn, Sinh Tang Nhỏ, Giống, Giữa.
  • Xã An Ninh gồm các ấp: An Tập, Hòa Long, Hỏa Quới, Bưng Tróp, An Trạch.
  • Xã Tân Thạnh gồm các ấp: Bưng Tra, Cái Xe, Cái Đường, Cái Quanh, Sung Đinh 1, Sung Đinh 2.
  • Chuyển xã Mỹ Xuyên về huyện Mỹ Xuyên vừa thành lập.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt thị xã Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976.

Tháng 5 năm 1975, thị xã Sóc Trăng có diện tích 46 km², dân số là 89.413 người.

Tháng 7 năm 1975, thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Sóc Trăng là:

  • Khu vực I gồm các ấp Khánh Tâm 1, Khánh Tâm 2, Khánh Hùng, Khánh Hòa
  • Khu vực II gồm các ấp: Khánh Diệu 1, Khánh Diệu 2, Kho dầu, Khánh Sơn, Kinh Xáng, ngã tư Cột Lồng Đèn, Sung Đinh 1, Sung Đinh 2,…
  • Khu vực III gồm các ấp: Khánh Bình, Khánh Thành, Khánh Vĩnh, Khánh Bạch và các ấp ven giồng: Chung Đôn, Chống Chất, Xình Tang,…

1.3. Từ năm 1976 đến nay

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang.

Tháng 3 năm 1976, thành lập 6 phường thuộc thị xã Sóc Trăng với 39 khóm.

Thị xã Sóc Trăng lúc này thuộc tỉnh Hậu Giang, ban đầu gồm 6 phường trực thuộc: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5phường 6.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Thị xã Sóc Trăng đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 30 tháng 10 năm 1995, địa giới hành chính có sự điều chỉnh như sau:

  1. Thành lập phường 7 trên cơ sở tách đất 2 xã: An Hiệp và An Ninh của huyện Mỹ Tú.
  2. Thành lập phường 8 từ xã Tân Thạnh thuộc huyện Long Phú và phường 5.
  3. Thành lập phường 9 thuộc trên cơ sở tách đất phường 4.
  4. Thành lập phường 10 thuộc trên cơ sở tách đất phường 3 và xã Đại Tâm của huyện Mỹ Xuyên.

Ngày 2 tháng 11 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1902/2005/QĐ-BXD công nhận thị xã Sóc Trăng là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ 7.615,22 ha diện tích tự nhiên và 173.922 người của thị xã Sóc Trăng.

Thành phố Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường như hiện nay.

Ngày 20 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 496/QĐ-TTg công nhận thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

 

2. Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Bạn có thể nhấn vào Bản đồ TP Sóc Trăng - Sóc Trăng để xem bản đồ toàn màn hình.

 

Thành phố Sóc Trăng có tất cả 10 phường.

1. Phường 1 6. Phường 6
2. Phường 2 7. Phường 7
3. Phường 3 8. Phường 8
4. Phường 4 9. Phường 9
5. Phường 5 10. Phường 10

3. Tổng hợp file ảnh bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Nhằm cung cấp file bản đồ chất lượng cao cho bạn đọc hỗ trợ các nhu cầu lưu trữ, tra cứu in ấn. Chúng tôi đã tổng hợp lại các file bản đồ định dạng vector, Illustrator, PNG, JPG, GIF phân giải cao phục vụ nhu cầu in ấn HD, khổ lớn A1, A0.

 

File ảnh bản đồ khổ lớn

4. Vị trí địa lý trên bản đồ Sóc Trăng

Thành phố Sóc Trăng nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 218 km về phía nam và cách thành phố Cần Thơ khoảng 62 km về phía nam. TPST ở vị trí trung tâm của tỉnh, giáp với huyện:

Bản đồ vị trí 

Bản đồ vị trí 

5. Bản đồ giao thông

Bản đồ giao thông trên nền Open Street Map

6. Bản đồ vệ tinh

Bản đồ nhìn từ vệ tinh

 

☛ Xem thêm:

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng và các thành phố, thị xã, huyện:
1. Thành phố Sóc Trăng 7. Huyện Long Phú
2. Thị xã Ngã Năm 8. Huyện Mỹ Tú
3. Thị xã Vĩnh Châu 9. Huyện Mỹ Xuyên
4. Huyện Châu Thành 10. Huyện Thạnh Trị
5. Huyện Cù Lao Dung 11. Huyện Trần Đề
6. Huyện Kế Sách  

 

 

Theo: diaocthongthai

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm